Vì sao khi bị nóng điện thoại lại trở nên chậm và hao pin?

Vì sao khi bị nóng điện thoại lại trở nên chậm và hao pin?

Viết bởi: admin Đăng bởi: Khuyến Mại Ngày tạo: 2017-06-26 Số lần xem: 1633 Bình luận: 0

Sự thay đổi khí hậu, cụ thể hơn là nhiệt độ ngày càng cao hơn không chỉ ảnh hưởng đến con người, sinh vật, cây cối, mà còn khiến các thiết bị công nghệ bị hao mòn tuổi thọ. Chỉ cần để ý một chút bạn sẽ nhận thấy ngay điều đó, chiếc điện thoại của bạn khi bị nóng sẽ trở nên hao pin và hoạt động chậm chạp hơn trước.

Lí do nào khiến điện thoại nóng lên?

Trong quá trình sản xuất và thiết kế, các hãng điện thoại sẽ mặc định chiếc điện thoại của họ sẽ hoạt động tốt nhất ở khoảng nhiệt độ nào. Như iPhone của hãng Apple có thể hoạt động tối ưu nhất từ 0 - 35 độ C. Tuy nhiên, so với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam thì thường là những ngày nắng nóng, trung bình nhiệt độ đều trên 30, có những ngày đỉnh điểm lên tới 40 độ C. Đó là lí do khiến điện thoại nóng hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, với những thường phải di chuyển, đi lại và sử dụng điện thoại ở ngoài trời thì sự tác động nhiệt của ánh nắng mặt trời cũng sẽ khiến smartphone bị nóng lên. Bạn có thể kiểm nghiệm điều này bằng cách để điện thoại ngoài trời nắng khoảng 1 phút, sau đó chạm tay vào sẽ thấy nhiệt độ khác hẳn so với lúc thông thường.

Không chỉ vậy, tần suất sử dụng máy quá nhiều, liên tục, sử dụng máy trong khi sạc pin cũng sẽ là nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng. Vì thế, bạn cần chú ý để không chơi game, lướt web hàng giờ liên tục.

>>Xem thêmthay mặt kính samsung s8

Tuổi thọ điện thoại bị suy giảm nếu bị nóng liên tục?

Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về điều này, nhưng bạn có thể dễ dàng thấy được là khi điện thoại bị nóng thì các hoạt động của máy sẽ trở nên chậm hơn, có khi là bị đứng máy. Các linh kiện bên trong máy như pin, chíp xử lí, bo mạch ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Còn lí do máy hoạt động chậm hơn là để giảm nhiệt độ của máy xuống, từ đó bảo vệ các linh kiện, thiết bị bên trọng được tốt hơn.

Nếu như lượng nhiệt trong máy quá lớn hay còn được gọi với cụm từ là “quá nhiệt” thì bắt buộc hệ thống sẽ phải đưa ra những “can thiệp mạnh tay” hơn. Tức là sẽ ngưng tất cả các hoạt động của máy lại, trên màn hình hiển thị cảnh báo nhiệt độ khẩn cấp, sau đó, hệ thống sẽ tiếp tục đưa máy về chế độ tiết kiệm pin để trở về nhiệt độ bình thường.

Khi điện thoại bị nóng lên, các linh kiện bên trong bị ảnh hưởng và quá trình sử dụng của chúng ta cũng sẽ bị gián đoạn. Mặt sau của điện thoại bị nóng sẽ khiến chúng ta khó cầm, màn hình bị đứng khiến các thao tác không chính xác, chậm chạp.

>>Xem thêm: thay màn hình iphone 7 plus

Xử lí thế nào khi điện thoại bị nóng?

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân nào đã khiến điện thoại nóng hơn . Nếu lí do là bạn đang sử dụng ngoài trời nắng thì tốt nhất là bạn nên cất điện thoại vào túi xách, balo hoặc đi vào nơi mát hơn. Ngoài việc tránh ánh nắng trực tiếp thì bạn cũng nên tháo ốp lưng ra để nhiệt được tỏa ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm độ sáng màn hình, tắt hết các ứng dụng đang chạy ngầm. Bạn cũng không nên chơi game, xem phim, lướt web liên tục.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin chính xác hơn về việc điện thoại đột nhiên nóng hơn bình thường. Đồng thời bạn cũng có thể tự mình xử lí được tình trạng máy nóng để tránh hiện tượng hao pin hay bị đứng máy.

>>Xem thêm: Thay màn hình samsung A7 2017